Thông tư 36/2021/TT-BTC ngày 26/5/2021 của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015; Nghị định 32/2018/NĐ-CP ngày 08/03/2018; Nghị định 121/2020/NĐ-CP ngày 09/10/2020 và Nghị định 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ
Điều chỉnh vốn điều lệ đối với DN Nhà nước
Ngày 26/5/2021, Bộ Tài chính ban hành Thông tư 36/2021/TT-BTC về việc hướng dẫn một số nội dung về đầu tư vốn Nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp quy định tại Nghị định 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015; Nghị định 32/2018/NĐ-CP ngày 08/3/2018; Nghị định 121/2020/NĐ-CP ngày 09/10/2020 và Nghị định 140/2020/NĐ-CP ngày 30/11/2020 của Chính phủ.
Theo đó, các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ không có nhu cầu bổ sung vốn điều lệ hoặc không lập phương án xác định vốn điều lệ và nguồn đầu tư bổ sung vốn điều lệ sẽ phải nộp phần chênh lệch giữa nguồn vốn chủ sở hữu với vốn điều lệ vào ngân sách Nhà nước. Cơ quan đại diện chủ sở hữu sẽ rà soát, quyết định và chỉ đạo doanh nghiệp thực hiện; trong 10 ngày kể từ khi cơ quan này có quyết định, doanh nghiệp phải tiến hành nộp phần chênh lệch trên, đồng thời thực hiện hạch toán giảm vốn đầu tư của chủ sở hữu.
Đối với vốn điều lệ của Công ty cổ phần, Công ty TNHH hai thành viên trở lên được Nhà nước bổ sung vốn đầu tư: Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm chỉ đạo doanh nghiệp đăng ký tăng vốn; đồng thời có văn bản thông báo về tổng giá trị thực tế vốn Nhà nước đã đầu tư (và số lượng cổ phiếu do cổ đông Nhà nước nắm giữ). Công việc này phải được thực hiện trong vòng 01 tháng, sau khi doanh nghiệp tăng vốn điều lệ.
Thông tư có hiệu lực từ ngày 10/7/2021.
Thông tư này làm hết hiệu lực Thông tư 219/2015/TT-BTC và Thông tư 59/2018/TT-BTC
Xem chi tiết Thông tư 36/2021/TT-BTC tại đây