Công văn 1952/BHXH-TST ngày 28/04/2023 về hướng dẫn thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế
Kính gửi: Các đơn vị sử dụng lao động trên địa bàn Thành phố
Thực hiện Quyết định số 490/QĐ-BHXH ngày 28/3/2023 của Tổng Giám đốc Bảo hiểm xã hội Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế ban hành kèm theo Quyết định số 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 và sửa đổi, bổ sung Điều 1 của Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/3/2020. Quyết định số 490/QĐ-BHXH được đăng tải tại Cổng thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh (https://tphcm.baohiemxahoi.gov.vn/), đề nghị các đơn vị sử dụng lao động tải toàn văn nội dung quy trình và mẫu biểu để tham khảo và thực hiện.
Bảo hiểm xã hội Thành phố Hồ Chí Minh hướng dẫn một số nghiệp vụ thu bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp (BH TNLĐ-BNN); cấp sổ BHXH, cấp thẻ BHYT và một số lưu ý khi thực hiện Quyết định số 490/QĐ-BHXH như sau:
1. Phân cấp quản lý thu:
- Đơn vị mới thành lập đăng ký tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ- BNN lần đầu tại BHXH quận, huyện (gọi chung là BHXH quận) nơi đơn vị đăng ký kinh doanh.
- Chi nhánh của doanh nghiệp hoạt động tại địa bàn nào thì đóng BHXH tại địa bàn đó hoặc đóng tại Công ty mẹ.
- Khi đơn vị thay đổi địa chỉ đăng ký kinh doanh sang địa bàn khác (quận/huyện/tỉnh/thành phố): chậm nhất 3 tháng kể từ ngày đăng ký thay đổi trụ sở kinh doanh phải thông báo với BHXH quận nơi đang tham gia để chuyển địa bàn theo quy định, trường hợp đơn vị không thông báo chuyển địa bàn thì BHXH quận nơi đơn vị đang tham gia sẽ tạm dừng thu BHXH và phối hợp với BHXH quận nơi đơn vị có địa chỉ trú đóng theo Giấy phép đăng ký kinh doanh mới để lập thủ tục chuyển nơi tham gia.
2. Đối tượng, mức đóng:
Theo phụ lục đính kèm văn bản này, trong đó lưu ý một số nội dung:
2.1. Người lao động không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc thực hiện theo đúng quy định tại Khoản 4 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 922/VBHN-BHXH Quyết định Quy trình thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; quản lý sổ BHXH, BHYT.
2.2. Người lao động đồng thời có từ 02 hợp đồng lao động (HĐLĐ) trở lên với nhiều đơn vị khác nhau thì đóng BHXH, BHTN theo HĐLĐ giao kết đầu tiên, đóng BHYT theo HĐLĐ có mức tiền lương cao nhất, đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ.
2.3. Trường hợp người lao động giao kết HĐLĐ với nhiều người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động phải đóng BHTNLĐ, BNN theo từng HĐLĐ đã giao kết nếu người lao động thuộc đối tượng phải tham gia BHXH bắt buộc.
2.4. Người lao động ngừng việc theo quy định của pháp luật về lao động mà vẫn được hưởng tiền lương thì người lao động và đơn vị thực hiện đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN theo mức tiền lương người lao động được hưởng trong thời gian ngừng việc.
3. Tiền lương tháng làm căn cứ đóng:
3.1. Tiền lương do Nhà nước quy định:
Xem bản gốc tại đây: