Ảnh hưởng về việc chấp thuận thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu 15% của OECD
Ngày đăng: 21/09/2022
OECD đã thảo luận về việc thiết lập mức thuế TNDN tối thiểu toàn cầu như một chính sách mới trong đánh thuế quốc tế nhằm ngăn chặn hành vi trốn thuế của các Công ty đa quốc gia. Tại hội thảo vào ngày 8/10/2021, OECD đã đi đến đồng thuận rằng mức thuế tối thiểu sẽ là 15% và hướng đến bắt đầu triển khai từ năm 2023. Nếu chính sách này được chính thức áp dụng thì dù Công ty được hưởng ưu đãi thuế tại Việt Nam thì tại trụ sở của Công ty mẹ cũng sẽ bị đánh thuế bổ sung, điều này làm giảm hiệu quả thực tế của ưu đãi thuế. Do đó, Hiệp hội đề nghị Bộ Tài chính xem xét ban hành cơ chế ưu đãi thuế thay thế cho ưu đãi thuế TNDN. Đặc biệt thuế suất thuế TNCN tại Việt Nam cao, gây gánh nặng lớn cho doanh nghiệp nước ngoài, do đó Hiệp hội mong việc xem xét các biện pháp thay thế như giảm thuế TNCN (như giảm mức thuế suất cao nhất, hay tăng thu nhập tiêu chuẩn trong đánh thuế lũy tiến)
Việc xem xét áp dụng mức thuế tối thiểu toàn cầu trong thời gian tới là quy tắc quốc tế mà các thành viên của diễn đàn IF (trong đó Việt Nam là thành viên) sẽ phải nghiên cứu triển khai.
Tuy nhiên, việc đánh thuế bổ sung đối với công ty mẹ tại Nhật Bản từ nguồn thu nhập của công ty con tại Việt Nam sau khi đã nộp thuế tại Việt Nam sẽ được thực hiện bởi Chính phủ Nhật Bản, không phải là biện pháp được áp đặt bởi Chính phủ Việt Nam.
Vì vậy, đề nghị các công ty Nhật Bản có thể bị áp dụng quy định về thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu tại Nhật Bản có ý kiến đóng góp với Chính phủ Nhật Bản trong quá trình phía Nhật Bản tiến hành thực hiện quy định này để đảm bảo hài hòa lợi ích của công ty Nhật Bản đầu tư ở nước ngoài (trong đó có đầu tư tại Việt Nam).
Bộ Tài chính đang nghiên cứu, tổng kết đánh giá Luật Thuế TNDN và đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi bổ sung, trong đó có nội dung nghiên cứu liên quan đến thuế thu nhập tối thiểu toàn cầu